Stephan muốn hỏi tôi vài điều

Rashidah Solat
    Z28lược dịch trong Subud Voice số 1 năm 2011.

Câu chuyện từ chị Rashidah Solat về việc chị vào Subud và lập gia đình….

Hồi năm 1971 bạn tôi là Yanti, người đã là hội viên Subud dẫn tôi đến Wisma Subud vì chị muốn tôi tháp tùng với chị và chờ ở phòng khách trong khi chị tập latihan.

Đến năm 1986, lần thứ nhì tôi đến đó, bạn tôi là Nurul đẩy tôi vào trong phòng tập và nói với tôi là không được nói chuyện với ai cả và tôi đã tập latihan được sáu tháng mà không có khai mở.

Một ngày kia, Ibu Sujarwo đi tới gặp tôi và hỏi, “Chị có phải là hội viên Subud không?”

- “Không, nhưng tôi tập latihan.”

- “Chị đã được khai mở rồi chứ?”

- “Không có.”

- “Chị có phải là dự bị hội viên không?”

- “Điều đó có nghĩa gì ?”

- “À há, tôi thấy rồi. Chị có một sứ mệnh trong Subud.”

- “Sứ mệnh loại gì ?”

- “Chị sẽ biết sau nầy, sau khi chị được khai mở. Trước hết chị phải thành dự bị hội viên.” Nói xong Ibu cầm tay tôi và dẫn tôi vào một căn phòng.

Năm 1987 trước khi tôi trở thành dự bị hội viên tôi mơ thấy Bapak dù là tôi chưa bao giờ gặp Ngài. Tôi thường cầu nguyện vào lúc giữa đêm, thế nên tôi đã thức dậy và thực hành sự cầu nguyện và xin Thượng Đế ban cho một người đàn ông đúng hợp để làm chồng tôi. Tôi nói với anh chị em, nếu anh chị em có những khó khăn trong đời sống, hãy dậy khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng, đi ra khỏi nhà và cầu nguyện xin Thượng Đế giúp đở. Chỉ mất có vài phút và vấn đề của anh chị em sẽ được giải quyết.

Khi tôi còn đang trong sự cầu nguyện thâm sâu vào lúc hai giờ sáng bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người đàn ông nói, “Chào mừng vào Subud”. Và tôi nhìn quanh nhưng không thấy ai cả, tiếng đó nói tiếp: “Tôi cần chị giúp đở”.

- “Giúp cái gì? Ông là ai?”

- “Tôi là Bapak Muhammad Subuh.”

- “Tại sao lại chọn tôi, có đầy dẫy những người khác mà.”

- “Thượng Đế yêu cầu Bapak chọn chị.”

Nhưng vì tôi thích tranh cãi. “Tôi chưa từng là hội viên Subud. Tôi không muốn chuyện nầy.”

Nhưng Bapak nói. “Nếu chị nhận sứ mệnh nầy Bapak sẽ ban cho chị món quà.”

Lần đầu tiên tại chỗ họp cho dự bị hội viên, tôi bị bệnh. Tôi đã ngủ say và một phụ tá đã thức tôi dậy. Tôi bị nóng sốt. Tôi đã bị bệnh ba tháng. Sau tám tuần lễ người phụ tá hỏi tôi có muốn khai mở không. Tôi từ chối bởi vì điều lệ đã nói là phải mười hai tuần. Trắc nghiệm cho thấy là tôi có thể được khai mở nhưng tôi chưa có sự cho phép của mẹ tôi. Hồi đó tôi chưa lập gia đình, và ở chung với mẹ tôi nên tôi cần có sự cho phép của bà. Người phụ tá nói chuyện đó không bắt buộc, nhưng tôi nói không được, tôi yêu quý mẹ tôi nên cần phải có sự cho phép của mẹ tôi.

Điều nầy là một sự khó khăn cho tôi vì những người Hồi giáo nghiêm chỉnh gặp khá nhiều rắc rối khi chấp nhận Subud. Vào thời đó tôi đau ốm hoài; tôi đã đi gặp mười bác sĩ nhưng không có người nào tìm được nguồn gốc của cơn bệnh. Mẹ tôi nói là bà sẽ cho phép nếu con gái của bà có thể được chữa trị hết bệnh dị ứng.

Sau lần gặp gở thứ nhì, tôi có một giấc mơ về một người đàn ông với hai chân mày giao nhau thành một. Anh ta mặc áo sơ mi trắng và cho tôi một chiếc nhẩn cưới. Anh ta nói, “Tôi là chồng của em.” Tôi cãi lại. “Anh rất đẹp trai và chúng ta chưa bao giờ lấy nhau. Sao anh có thể nói anh là chồng tôi? Cút đi.” Và rồi tôi thức dậy.

Đêm hôm sau giấc mơ đó lại đến. “Làm ơn chờ tôi, tôi sẽ đến và đưa em đi. Tôi là chồng em đây.” Anh ta đặt chiếc nhẩn cưới vào ngón tay tôi và tôi tỉnh dậy.

Vào lúc hai giờ sáng tôi thức dậy và hỏi Thượng Đế người đàn ông nầy có đúng thật là người chồng của tôi ở thế giới nầy và luôn ở thế giới bên kia theo tôn giáo của tôi không. “Nếu đúng là anh ta” tôi nói “xin đưa anh ta tới tôi ngay, nếu không thì đem anh ta đi chỗ khác cho tôi.”

Bốn tháng sau tôi được khai mở và anh nầy, Stephan, cũng có mặt ở Wisma Subud. Sau latihan tôi đang đi bộ với Morris Peterson và chị Nural ra ngoài khu Wisma Subud và ra đường lớn. Chị Nurul hỏi tôi có muốn gặp anh Stephan không. Anh tôi tên Mirza đang lái xe vượt qua khỏi con trai của ông Prio, anh này (con trai ông Prio) hỏi tôi có muốn về nhà với anh ta không. Ngay cùng lúc ấy anh Stephan ngẫu nhiên đi bộ tới và chị Nurul giới thiệu tôi với anh ta. Khi nhìn thấy mặt anh nầy tôi bị chấn động vàbiết ngay anh nầy là người đàn ông trong giấc mơ của tôi.

Tuần lễ kế tiếp tôi mời anh Stephan dự đám cưới của anh Mirza. Tôi gửi vài bài thơ cho anh Stephan vì tôi là người viết văn và là thi sĩ.

Từ đó anh Stephan đưa tôi về nhà sáu lần sau buổi latihan, nhưng mẹ tôi không thích tôi về nhà đi chung với người đàn ông da trắng.

Rồi một ngày kia bà bảo tôi hỏi anh Stephan cưới tôi, một chuyện lạ lùng vì thường thường cưới hỏi là chuyện người đàn ông phải hỏi. Trước khi tôi gặp anh Stephan mẹ tôi thường hay đóng sầm cửa lại vào bất cứ người đàn ông nào muốn cưới tôi vì bà không tin tưởng họ. Giờ đây tôi ngạc nhiên tại sao mẹ tôi lại rất sẵn sàng chấp nhận anh Stephan. Để tìm hiểu lý do tôi dẫn anh Stephan tới viếng ngôi mộ của ba tôi. Trước đó, bất cứ lúc nào khi tôi dẫn người cầu hôn đến viếng mộ ba tôi, tôi thường không gặp lại người đó nữa (coi như mất), nhưng lần nầy thì OK, tốt.

Rồi sau đó tôi giới thiệu anh Stephan với anh tôi là Muhammad Akbar, nhưng trước đó tôi đã hỏi Stephan, “Anh có muốn là người bạn vỉnh viển của tôi không?”

- “Muốn chứ.”

- “Anh có muốn được hỏi vợ không?”

- “Muốn chứ.”

Vì vậy khi Stephan nói chuyện với anh tôi trong phòng khách. Anh tôi nói, “ Anh đã lớn khôn rồi. Nếu anh yêu thương thì anh không cần xin phép tôi để cưới em gái tôi.”

Cho nên anh Stephan bảo tôi là chúng tôi có thể lấy nhau. “Nhưng tôi chỉ muốn được đính hôn thôi mà.” Tôi trả lời. Rồi anh Stephan viết thư cho Bapak, xin Bapak ban phước lành và ghi luôn ngày sanh của cả hai đứa chúng tôi.

Bapak lúc ấy đang bị bệnh nhưng đưa thư đó cho Ibu Rahayu và khuyên chúng tôi nên làm lễ cưới trong vòng hai ngày, hay là nếu không thì phải chờ thêm ba năm nữa theo tuổi của chúng tôi cho cái ngày thuận lợi (ngày cưới). Ibu đưa thư trả lời cho anh Stephan và năm phút sau đó Ibu Mastuti đến thăm tôi và nói, ”Bapak ban ơn cho đám cưới của chị nhưng trong vòng hai ngày chị phải làm đám cưới.”

Chúng tôi tức tốc đến văn phòng chính phủ. Theo nguyên tắc, người Nam Dương muốn lập gia đình phải ghi danh ít nhất là ba tháng trước, nhưng với tình trạng nầy sự xin phép được chấp thuận. Cho nên chúng tôi đã cưới nhau hôm 18 tháng 6 năm 1987, bốn ngày sau đó Bapak mất.

Thường thường hể mỗi khi anh Stephan muốn hỏi tôi điều gì đó, điều đó đã ở trong tay tôi, ngay cả trước khi anh ta hỏi nữa, và ngược lại. Cho nên tôi đến gặp Bapak Sudarto để hỏi rõ chuyện gì đã xảy ra như thế. “Tôi cảm nhận được Stephan vào ban đêm dù rằng anh ta không có mặt ở đó.”

Bapak Sudarto đã trả lời rằng, “Chị và Stephan đã là vợ chồng từ lâu trước khi chị được sinh ra. Nhưng vì sứ mạng của chị chưa hoàn tất nên Thượng Đế đã gửi chị trở lại thế gian nầy. Chị phải tiếp tục giúp đở những người nghèo khó.” Anh Stephan đang làm việc với cơ quan y tế công cộng.

Một hội viên Subud thích anh Stephan đã hỏi anh, “Tại sao anh lại chọn chị nầy?”

Stephan trả lời, tôi tìm một người vợ có thể cùng tôi đi vào trong những khu vực nghèo kém, một người phụ nữ biết thương yêu và giúp đở những người khác và người đó phải có trình độ học vấn về sức khỏe (Tôi tốt nghiệp dược khoa). Tôi muốn nàng có thể chịu đựng được cuộc sống trong khó khăn ở những khu vực hẻo lánh. (Vì khi tôi còn là một đứa trẻ cha tôi đã tập cho tôi ở những nơi như vậy, và cấm không được khiếu nại).

Năm 1990, sau chuyến hành hương ở Mecca trở về, tôi xin Ibu cho tôi tên Subud. Ibu xin Thượng Đế trong bảy ngày và tiếp nhận được tên tôi là Rashidah (Khôn ngoan trong con đường của Thượng Đế).

Trích từ quyển Nhiều Khuôn Mặt của Subud - Những câu chuyện của hội viên Subud, thu thập bởi Riantee Rand.

Để đặt mua sách, xin liên lạc:

Xlibris Corporation, 1-888-795-4274. www.Xlibris.com
Orders@Xlibris.com

 

 
   
  © 2011 Góc Nhỏ