Một tình trạng thông thường mới?

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Robiyan Easty viết…

Hội viên tại nhiều quốc gia Âu Mỹ đã không gia tăng, mà chỉ gồm những lớp già. Có gì có thể làm về điều đó?

Vừa rồi thiên đạ đã hơi lo lắng bàn luận về chuyện đó qua các phương tiện truyền thông. Theo tôi biết, một vài hội viên đã không tập latihan ở nhà thì bây lại thường tập ở nhà. Như vậy thì tốt, nhưng có điều lo ngại này là nhiều người trong chúng ta sẽ không dễ gì đi tập lại với nhóm nữa. Quá bi quan chăng...?

Trong những năm qua cái khuôn mẫu chánh yếu là tập latihan nhóm hai lần mỗi tuần. Gần đây, người ta nhận thấy có nhiều hội viên chỉ đi tập mỗi lần một tuần, hay ít hơn. Trong một buổi nói chuyện năm 1977 ở Anh Bapak trắc nghiệm một hội viên và nói với anh...

Latihan là tài sản của bạn. Bapak muốn bạn tập hai lần mỗi tuần là để cho bạn cảm thấy chung nhau sát cánh với những hội viên khác. Điều chúng ta gọi cái latihan tập hai lần mỗi tuần, có thể nói vậy, là một quy định của Bapak để chúng ta làm quen với sự chung nhau sát cánh mà không bị phân tán...Vậy, cái latihan quy định tập bao nhiêu lần trong một tuần là cái latihan chung nhau của mình...chúng ta tập cho hòa khí của Hội.

Covid đã làm mất cái khuôn mẫu đó...

Có lẽ đây là lúc đổi lại cái khuôn mẫu cũ. Điều tôi nhận thấy là latihan nhóm đã có vẻ trở nên hướng nội. Thực vậy, nhiều đám con cái thế hệ thứ hai, kể cả con cái tôi, đã không hứng thú tập latihan nhóm và cũng không tập đều đặn. Đối vói chúng, latihan phần nhiều là thành phần của cuộc sống ngoài đời, điều gì được coi tự nhiên có, và khi thấy chúng ta cư xử kỳ quái hay xấu xa, chúng tránh mặt.

Lớp già như chúng ta nhận thấy latihan là cái gì phi thường và kì diệu. Nhưng hiện nay với nhiều người chúng ta, chúng ta đã bắt đầu thấy buồn chán, và đó là điều như Bapak đã nói là sẽ xảy ra, nếu chúng ta không biểu hiện latihan trong những sinh hoạt ngoài đời mình. Điều thảm hại nữa là lớp hội viên già có lẽ sắp bỏ cái xác phàm này để tìm thấy một latihan hướng nội hơn, như Ibu vừa nhận xét.

Bapak nói một trong những bổn phận của chúng ta là truyền bá latihan. Nhiều người chúng ta cảm thấy chân lí của lời nói đó, nhưng lại không biết rõ rệt phải làm như thế nào, bởi đặc biệt chúng ta không có ý truyền đạo. Vậy, đây có lẽ là cơ hội cho chúng ta tạo một khuôn mẫu mới. Có lẽ chúng ta không chỉ đi tập lại với nhóm như thông thường. Đây là ý kiến tôi...

Đi ra ngoài đời nhiều hơn thì ra sao?

Như thấy thế nào, nếu đi ra ngoài đời nhiều hơn, với tư cách một nhóm Subud?

Người ta hỏi tôi tại sao tôi còn làm việc cho cơ ngơi Loudwater Farm Subud trong những năm 1970, bởi đó là vì đối với tôi cùng với những ai khác, việc đó có tính chuyển hóa.

Mọi người tham gia việc sửa sang tòa nhà: làm việc tay chân, đi đổ rác, đi mua đồ, làm những việc đòi hỏi có nghề, nấu ăn cho những người làm việc, tính toán chi phí và vân vân. Tiếc thay, những dự án như vậy hiện nay không còn là bao.

Vậy có thể làm gì?

Vậy, những gì chúng ta có thể làm là sự tham gia của toàn thể nhóm, và đó sẽ là điều rất có lợi cho những ai chưa trong Subud?

Trong một bài viết trước đây, tôi đề cập tới Giáng Sinh năm vừa rồi một nhóm ở Athens nuôi ăn cho những kẻ vô gia cư. Harina làm điều đó mỗi tuần, làm việc chung với những nhóm thanh thiếu niên thiện chí, bằng cách đem đến thức ăn cho họ.

Một trong những điều tốt lành của Covid là khiến cho những kẻ vô gia cư có nơi chốn ăn ở, để hạn chế sự truyền nhiễm, nhưng điều đó có lẽ sẽ chỉ tạm thời tại nhiều nơi. Nếu họ lại phải ra ngoài đường ở, thì ta phải giúp họ với thức ăn và quần áo, có lẽ ngay cả về mặt tâm lí. Điều đó có thể khởi công lúc hết cách ly, và không tốn nhiều tiền để mua những thức ăn căn bản, mà chỉ cần vui lòng mất thời gian làm việc chung với nhau. Đọc báo tôi thấy nói có những kẻ dựa vào sự nuôi ăn của nhà nước đã thiếu dinh dưỡng, trong đó có nhiều trẻ em, do những biện pháp cách ly làm gián đoạn những đường dây tiếp tế.

Cách nỗ lực vị tha…

Nỗ lực vị tha đó, bằng cách dùng những cơ ngơi của Subud làm địa bàn để đặt kế hoạch, ngay cả nấu ăn, hay phân phát thức ăn, có thể là một hình thức cùng nhau sát cánh, để làm việc chung với nhau và với những người không trong Subud. Đó sẽ là điều thêm vào latihan nhóm, nhưng xuất phát từ chân tâm.

Cái thí dụ của tôi về sinh hoạt của nhóm, trong đó có sự tham gia của những người khác trong cộng đồng, có thể trở nên thích đáng cho nhiều nhóm tại các đô thị, nhưng tất nhiên là có những sinh hoạt cộng đồng cần thiết hơn, như đi thăm những người già đơn độc, hay cứu giúp trong nạn lụt, trồng trọt lại cây cối, hay những gì như vậy.

Tôi thấy việc giúp những kẻ kém may mắn là điều làm cho phần đông hội viên cảm thấy lạc quan, và có thể tạo nên một sự tương tác đáng kể với những tổ chức cũng làm những gì tương tự. Tuy không đem lại tiền tài cho Subud nhưng điều đó, như trường hợp Loudwater, có lẽ sẽ thành một điểm khởi đầu cho những dự án khác.

Cùng nhau sát cánh với chính mình và với những người khác ngoài đời ...với tư cách những nhóm Subud! Tôi có thể đề nghị điều đó sẽ là một Tình Trạng Thông Thường Mới?

 

 
 
  © 2021 Góc Nhỏ